Trong quá trình đào tạo và tư vấn trường cao đẳng dược Hà Nội liên tục nhận được những câu hỏi của học viên về những nội dung giống nhau đại loại như: “thủ tục, quy trình, hướng dẫn mở nhà thuốc, quần thuốc bán lẻ…”. Hôm nay, Nhà trường chia sẻ với các bạn bài viết “Hướng dẫn mở nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ” cùng đọc bên dưới nhé
Với số vốn ít ỏi thì các bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, làm gì, và để tiết kiệm chi phí khi khởi nghiệp ngành dược này.
Việc gì cũng cần có Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Yếu tố địa điểm quyết dịnh phần lớn. hãy tìm cho minh một vị trí khu dân cư, đường thông, tránh nơi chùa chiền và bắt tay vào làm các thủ tục sau:
MẶT BẰNG
Tối thiểu ngang cũng phải 4m và dài 10m (yêu cầu tối thiểu 10m2). Yêu cầu phải có hợp đồng thuê nhà có phường xã ký và đóng dấu. Không thì ra văn phòng công chứng làm. Sau đó yêu cầu photo sổ đỏ và hóa đơn điện nước để đi xin giấy phép kinh doanh (thành phố thì mới yêu cầu việc này. con ở nơi khác thì mình không biết nhé ). Ad làm ở HN cùng không có yêu cầu nhé.
BẰNG CẤP
Yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề (cchn).
Cầm cchn, bằng cấp, hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ photo, hóa đơn điện nước lên UBND nơi mở đăng ký giấy phép kinh doanh (Hà Nội không thấy yêu cầu sổ đỏ và hóa đơn điện nước ).
Trong khi chờ đợi có giấy phép kinh doanh thì hãy đóng tủ thuốc và bảng hiệu.
BẢNG HIỆU
Phải đạt 7/9 thông tin cần thiết
- Tên Cơ sở
- Địa chỉ cơ sở
- Tên người quản lý chuyên môn
- Phạm vi kinh doanh: bán lẻ các loại thuốc thành phẩm
- Phạm vi hành nghề: Nhà thuốc tư nhân
- Số điện thoại người quản lý
- Thời gian hoạt động
- Số giấy phép kinh doanh
- Mã số thuế
Khi đã có giấy phép kinh doanh cầm qua bên Thuế xin cấp mã số thuế.
Sau khi đã có mã số thuế cầm tất cả những giấy tờ và bằng cấp trên lên sở y tế làm hồ sơ thành lập nhà thuốc. Sau khi thẩm định đạt, bạn sẽ được cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược và giấy đạt chuẩn GPP thì lúc đó bạn mới có thể hoạt động được.
Hồ sơ xin thẩm định đạt chuẩn GPP bao gồm:
- Bằng cấp
- CCHN
- Giấy phép kinh doanh
Bộ hồ sơ xin thẩm đinh GPP. S.O.P Cái này các bạn download trên web của sở y tế rồi tự chấm điểm sau đó bỏ vào bộ hồ sơ (bản tự chấm điểm cơ sở, bản kê khai nhân sự, hợp đồng lao động của nhân viên, bản kê khai vật tư trong nhà thuốc….) và không quên đóng 1tr phí thẩm định.
Và bản đăng ký bán thuốc hạn chế (cái này mới có)
Trong khi chờ đợi thẩm định thì việc sắp xếp trong nhà thuốc chờ đoàn thẩm định đến ( khi tiếp đoàn không quên phong bì để bỏ qua thiếu sót)
Các tủ thuốc cần phân ra 5 khu rõ ràng tránh nhầm lẫn:
- Khu thuốc kê đơn
- Thuốc không kê đơn
- Thực phẩm chức năng
- Mỹ phẩm
- Vật tư y tế.
(còn các bạn tự phân ra nhóm tiêu hóa, tim mạch, kháng sinh, hay thuốc từ dược liệu ... đó là tự cách sắp xếp trong quầy của các bạn chứ Sở y tế ko yêu cầu điều đó……)
- Không quên có 1 tủ nhỏ gọi là khu biệt trữ hay gọi là hàng chờ xử lý.
- Khu ra lẻ hay tủ ra lẻ thuốc
- Bàn hướng dẫn và tư vấn
- Bao bì ra lẻ phải có tên thuốc, hàm lượng, hướng dẫn uống và dặn dò ( cái này để cho có đối phó )
- Máy đo nhiệt độ - độ ẩm tự ghi ( nhớ cài đặt trên máy tính và cách sử dụng)
- Tài liệu tra cứu: các văn bản quy chế, tra cứu chuyên môn.
- Máy lạnh (không bắt buộc nhưng không có thì hơi mệt)
- Khu rửa tay (tùy nơi nhé )
- Cân sức khỏe và máy đo huyết áp (có càng tốt không bắt buộc )
- Chuẩn bị Sổ sách ghi chép nhà thuốc S.O.P: Ad biết tối thiểu 5 S.O.P mà bạn này kê 1 loạt cả thiếu cả thừa nên các bạn xem lại.
- Sổ vệ sinh nhà thuốc
- Sổ kiểm soát chất lượng thuốc
- Sổ theo dõi nhiệt độ - độ ẩm (cái này hình như bỏ sau khi có nhiệt kế tự ghi)
- Sổ giải quyết khiếu nại thu hồi thuốc
- Sổ theo dõi tác dụng phụ (Ad không thấy)
- Sổ đào tạo nhân viên (Ad không thấy)
- Sổ ghi chép đơn thuốc không hợp lệ
- Ad thấy có thêm sổ lưu đơn.
- Sổ ghi chép thuốc hạn chế bán (Ad không thấy )
- Máy tính: có phần mềm GPP
- Bình PCCC. Không có sẽ bị phạt.
- Bảng tên đeo của nhân viên và Quản lý chuyên môn
- Nhân viên đứng bán
KINH NGHIỆM GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG
- Luôn mặc áo blu
- Gọn gàng: đầu tóc cột, không sơn móng tay lòe loẹt, không đeo vàng thái quá
- Ăn nói nhẹ nhang, luôn cười và phải biết cám ơn và xin lỗi
- Nói những điều cần nói tránh lang mang
- Luôn cập nhật kiến thức
Tất cả việc trên nhìn nhiều vậy chứ làm rất dễ dàng. Hãy tự mình làm để có kinh nghiệm và tạo mối quan hệ trong quá trình làm.
Sau khi làm đầy đủ tất cả các bước trên thì trong tay ban đã phải cầm:
- CCHN
- Giấy phép kinh doanh
- Mã số thuế
- Giấy đủ điều kiện kinh doanh dược
- Giấy đạt chuẩn GPP
Thế là chiến thôi. Bắt đầu lựa chọn nguồn hàng thích hợp như bên dưới.
NHỮNG NHÓM THUỐC TỐI THIỂU CẦN CÓ TRONG NHÀ THUỐC
(Thay đổi tùy nhà nhé)
Kháng Sinh
Betalactam: Amoxcillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cepodoxim, cefdinir
Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Spiramycin, Roxithromycin
Tetracyclin: Tetracyclin, Doxycyclin
Lincomycin, Clindamycin
Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin
Cloramphenicol
Nhóm kháng sinh kỵ khí: Metrodinazol, Tinidazol
Kháng Viêm
Nsaid: Aspirin, diclofenac, piroxicam, Ibuprofen, meloxicam, Celecoxid, Etorricoxid
Corticoid: Prednison, Prednisolon, methylprednisolon, Dexamethaxol, betamethaxol
Alphachymotripsin: alpha choay
Kháng histamin: Clopheniramin, Citirizin, Loratadine, fexofenadine, theralen.
Giảm đau hạ sốt: paracetamol 500-650mg
Kháng virus: Aciclovir 200mg-400mg-800mg
Thuốc Ho và Long đờm: Acetylcyctein, Bromhexin, Ambroxol, Terpin Codein, Dextromethorphan...
Nhóm dạ dày: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol,
Nhóm kháng h2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine
Nhóm antacid: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox
Nhóm Tiêu Hóa
Men vi sinh: enterogemina, Probio, Lactomin
Men tiêu hóa: Air-X , Neopeptine, PepZiz Motilium-M
Nhóm trị tiêu chảy: Hidrasec, Smecta, loperamid
Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan
Nhóm trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N
Nhóm huyết áp tim mạch: Amlodpin, Nifedipin, Captoril, Losarstan, Nitromin, Concor, Conversyl, Bisoprolol, Vastarel MR
Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin
Nhóm tiểu đường:
Metfotmin: Ghuco phage
Sulfonylurea: Diamiron
Nhóm hormon: Tránh thai: Marvelon, Mercilon, Rigevidon, Regulon, Newchoi, Dian 35, Newlevo ( ngừa cho con bú )
Nhóm kháng nấm: Griseofulvin, Nystatin, Itraconazol, Fluconazol
Nhóm vitamin – khoáng chất: B1, B6, 3B : noubiron
C: 100mg, 500mg
Rotun-C, PP 500mg
Zn: Fanzincol
Fe: Obimin, Ferrovit
Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere
E: Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,
Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan
Nhóm tri táo bón: Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol
Nhóm trị tuần hoàn máu não, chóng mặt: Betaserc, Cinarizin, Flunarizin, Tanakan, Piracitam, Ginkobiola, Meken, Hoạt huyết dưỡng não
Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka
Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo
Nhóm trị suy giản tĩnh mạch: Daflon
Nhóm trị giun: Fugacar, Benda, Zentel
Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Hometamin
Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, Vrhoto, Refresh , nước mắt nhân tạo, Tobradex - tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt,
Nhóm thuốc bôi lỡ miệng: Mouthpast, Darktarin
Các typ bôi ngoài da: Dipolag-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ
Nhóm xịt: Ventoline
Nhóm thuốc đặt: Neotergynan, Canesten, Polygynax
Nhóm vật tư y tế: Bông – băng – gạt, Oxy-gia, Cồn 70-90, Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai,
Nhóm dầu: Dầu nóng trường sơn, Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu gió trường sơn, Cao xoa bạch hổ, Cao xoa cup vàng, , Dầu nóng mặt trời, Dầu ông già, Dầu singapor, Dầu phật Linh
Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren
Các loại siro trị ho: Astex, Propan, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin
Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar
Nhóm thực phẩm chức năng: Bio-acimin, Tràng Phục linh, Bảo Xuân, Giải Độc gan tuệ Linh, Viên Vai gáy, Rocket, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, angela, Otiv, Jex, Trà Tâm Lan
Phần Mỹ Phẩm tùy nơi và địa phương và nhu cầu của khách các bạn tự bổ sung.......
Đây là những nhóm thuốc cơ bản cần có, tùy từng vùng và nhu cầu của khách cần bồi đủ thuốc thêm trong thời gian bán
Chi phí ban đầu dự trù cho 1 nhà thuốc nho nhỏ là 250tr. Đó chỉ là ban đầu. Bán từ từ đắp thuốc thêm.
Hy vọng bài viết giúp các bạn giảm thiểu các chi phí phát sinh.
(Theo Facebook)
ĐỪNG BỎ LỠ BÀI VIẾT HỮU ÍCH NÀY
- Học văn bằng 2 cao đẳng dược ra trường có thể làm gì?
- Học chuyển đổi văn bằng 2 cao đẳng dược ở đâu tốt?
- Học phí lớp học chuyển đổi cao đẳng dược Văn bằng 2
- Thời gian học lớp Văn bằng 2 cao đẳng ngành Dược
- Ai nên tham gia học lấy bằng cao đẳng dược hệ chuyển đổi?
- Hồ sơ xét tuyển lớp văn bằng 2 cao đẳng dược cần những gì?
- Ngành nào có thể học chuyển đổi sang ngành dược hệ cao đẳng?
- Điều kiện học văn bằng 2 cao đẳng dược Hà Nội
- Văn bằng 2 ngành dược và những điều cần biết
- Khai giảng lớp văn bằng 2 cao đẳng dược học cuối tuần tại Hà Nội
- Tốt nghiệp lớp văn bằng 2 cao đẳng dược có mở được quầy thuốc?
- Bằng cao đẳng dược lớp văn bằng 2 có phải bằng chính quy?
- Lớp học văn bằng 2 cao đẳng dược có chuẩn hóa năng lực theo khung 2021
- Các môn học lớp văn bằng 2 cao đẳng dược Hà Nội
Trên đây là bài chia sẻ Hướng dẫn mở nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ của trường cao đẳng dược Hà Nội. Nếu bạn chưa có bằng cao đẳng dược thì hãy đăng ký lớp học văn bằng 2 cao đẳng dược cuối tuần học tại Hà Nội, cuối năm 2019 tốt nghiệp để hoàn thiện bằng cấp để mở quầy thuốc nha.
Thân ái,
Hoàng Đông | Cán bộ phòng Đào tạo – Tuyển sinh trường Cao Đẳng Dược Hà Nội
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Hướng dẫn mở nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ Xem thêm bài viết gốc tại đây: Hướng dẫn mở nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ Xem thêm bài viết gốc tại đây: Hướng dẫn mở nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét